RSS

Quảng cáo trên Google

Đưa website lên trang 1 Google có lợi ích gì? Mời xem TẠI ĐÂY

SEO có lợi ích như thế nào!

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

Chọn SEO hay Adwords?

Biện pháp nào phù hợp với chiến lược Marketing của bạn? Xem chi tiết Tại Đây.

Quảng bá website

Tại sao lại cần quảng bá website? Xem chi tiết TẠI ĐÂY

Việt Nam vào Top 20 nước dùng Internet nhiều nhất

Theo báo cáo “Hiện trạng Internet toàn cầu” do Pingdom - hãng chuyên cung cấp dịch vụ giám sát hoạt động của website, máy chủ cho tổ chức, doanh nghiệp - vừa công bố, mặc dù dân số thế giới đã tăng lên hơn 6 tỷ người, nhưng số người sử dụng Internet chưa đầy 1/3, mới ở mức 1,8 tỷ.

Báo cáo đã đưa ra danh sách 20 quốc gia có số người sử dụng Internet nhiều nhất. Châu Á đứng đầu về số quốc gia với 7 nước, trong đó có Việt Nam đứng thứ 20. Châu Âu đứng thứ 2 với 5 quốc gia (hoặc 6 nếu tính cả Nga). Đáng chú ý, châu Phi cũng có 1 đại diện là Nigeria, đứng thứ 10 trong danh sách này.

Pingdom cho biết, Top 20 quốc gia có cả thảy 1,47 tỷ người sử dụng Internet, chiếm 82% tổng số cư dân mạng trên toàn cầu. Ấn Độ tuy đứng thứ 4 về lượng người dùng Internet, nhưng tỷ lệ thâm nhập Internet thực tế chỉ là 6,9%. Lý do là nhờ dân số của quốc gia này đông thứ 2 thế giới.

Trong khi đó, Trung Quốc đứng đầu bảng cả về dân số lẫn lượng người sử dụng Internet. Lượng cư dân mạng của Trung Quốc gần gấp đôi so với Mỹ. Chỉ tính riêng số người dùng Internet ở hai quốc gia này đã bằng một nửa tổng số người dùng của cả top 15.

Theo danh sách, những quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng là những nơi có tỷ lệ thâm nhập Internet cao nhất như Anh (82,5%), Hàn Quốc (81,1%), Đức (79,1%), Nhật Bản (78,2%) và Mỹ (76,3%). Tuy nhiên, chỉ có 3/20 quốc gia sử dụng tiếng Anh, hoặc 4 nếu tính cả Ấn Độ.

Báo cáo chỉ ra rằng, những quốc gia với số người dùng Internet chỉ chiếm một phần nhỏ tổng số dân, có tiềm năng phát triển lớn hơn các quốc gia đông người dùng Internet. Đó sẽ là một sự thay đổi lớn trong tương lai.

Phần nhiều các quốc gia trong khối kinh tế phát triển đã có tỷ lệ thâm nhập Internet khá cao, với phần lớn dân số sử dụng Internet, như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh quốc.

Tuy nhiên, khi tỷ lệ thâm nhập Internet ở các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Việt Nam, Philippines và Nga tăng lên, cán cân quyền lực trên Internet sẽ bắt đầu chuyển dịch. Trong 5-10 năm tới, trật tự của danh sách 20 quốc gia hàng đầu sẽ thay đổi về căn bản.

(theo: cafef)

»»  read more

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Share | Yahoo! Messenger

15 cách để Google tìm thấy Website của bạn




Nhiều thảo luận xoay quanh vấn đề này, đặc biệt trong diễn đàn Webmaster World, xuất phát từ lý thuyết hoạt động của máy tìm kiếm và các quan sát thực tế, chúng ta có thể tổng hợp lại 15 cách chung sau mà Google có thể phát hiện ra Website của bạn :
  1. Các liên kết “Dofollow” (Cho phép bọ tìm kiếm lần theo các liên kết này) từ liên kết bên trong và bên ngoài trỏ tới một trang;
  2. Liên tưởng liên kết, ví dụ nếu tồn tại trang web có dạng đường dẫn “site.com/?product=1″ thì rất có thể cũng tồn tại “site.com/?product=2″;
  3. Các liên kết bên trong forms:
    Matt Cutts đã từng khẳng định rằng các liên kết nằm trong form có thể phân bổ thứ hạng PageRank. Google thường gán các liên kết ảo cho các form này và tìm kiếm thông tin thông qua các đường dẫn ảo của form bởi thế các đường dẫn ảo này được liên kết tới sơ đồ Website trong thuật toán của Google.
  4. Các liên kết được nhắp chọn trên trình duyệt sử dụng Google Toolbar hoặc kích hoạt hiển thị chỉ số thứ hạng PageRank, công cụ sẽ gửi thông tin truy vấn về máy chủ Google;
  5. Khi bạn dán các đường dẫn URL và trong ô tìm kiếm của Google. Bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu biết rằng một số lượng rất lớn người dùng sử dụng ô tìm kiếm của Google để được chuyển đến địa chỉ Web thay vì dán thẳng vào thanh địa chỉ của trình duyêt;
  6. Liên kết tới Website của bạn chứa trong liên kết trực tiếp hình ảnh (image hotlinking) từ các Website khác chẳng hạn;
  7. Các Website khác liên kết tới các tệp tin CSS hay javascript trên Website của bạn;
  8. Các liên kết trong email mà máy tìm kiếm có thể truy cập (ví dụ Gmail);
  9. Các địa chỉ URL xuất hiện trong đồ họa hay phim ảnh Video;
  10. Đường dẫn URL xuất hiện trong các phần bình luận của mã nguồn HTML, bên trong phần tiêu đề, thẻ meta hoặc các thành phần phụ (thẻ alt, tên, id, v.v.) hoặc các thẻ phụ khác của mã nguồn HTML;
  11. Các liên kết trong các tệp tin Flash;
  12. Các URL không liên kết (dạng văn bản không có nhắp chọn để chuyển đến địa chỉ URL hiển thị);
  13. Liên kết xuất hiện trong các tài liệu khác trang Web; ví dụ các tài liệu .doc, .pdf, .txt v.v.
  14. Các liên kết trong các phần mềm hay tiện ích của Google như gadgets, widgers
  15. Các liên kết quảng cáo (Adwords/Yahoo) hoặc các dịch vụ bản đồ địa điểm.
Ngoài ra có thể bổ sung thêm một số cách thức mà máy tìm kiếm Google có thể phát hiện ra tài nguyên trên Website của bạn :
  • Thông qua việc submit URL tại các máy tìm kiếm;
  • Thông qua việc ping đường dẫn nội dung tới các máy tìm kiếm;
Bạn có thể bổ sung thêm các cách thức mà bạn nghĩ Google có thể tiép cận với Website của bạn không?

»»  read more

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Share | Yahoo! Messenger

Quảng cáo trên Google: Nội dung là số 1


Trong những yếu tố tối ưu trên trang (SEO on-page), nội dung của mỗi trang hiển nhiên là quan trọng nhất. Tuy nhiên, số lượng trang web (webpage) lớn cũng mang lại cho website của bạn nhiều sự tin tưởng dưới con mắt của Google. Điều này là bởi vì Google thích các nội dung, và bạn càng có nhiều trang, bạn càng có tầm ảnh hưởng.

Giới thiệu

Trong những yếu tố tối ưu trên trang (SEO on-page), nội dung của mỗi trang hiển nhiên là quan trọng nhất. Tuy nhiên, số lượng trang web (webpage) lớn cũng mang lại cho website của bạn nhiều sự tin tưởng dưới con mắt của Google. Điều này là bởi vì Google thích các nội dung, và bạn càng có nhiều trang, bạn càng có tầm ảnh hưởng. Hiển nhiên, chất lượng, tính liên quan và sự tối ưu là điều quan trọng nhưng nhìn chung bạn càng cung cấp nhiều nội dung càng tốt. Nội dung có thể dưới những dạng riêng biệt và bằng việc tối ưu mỗi trang bạn có thể đạt được nhiều từ khóa có nhiều giá trị hơn.

Tại sao Google thích các website giàu nội dung:

Google, giống như tất cả công cụ tìm kiếm khác, sử dụng các thuật toán phức tạp để quyết định chính xác vị trí xuất hiện của trang web của bạn trên các kết quả tìm kiếm. Trong khi các chi tiết về các thuật toán của Google không được tiết lộ, một vài nhân tố đã được tính toán là quan trọng. Một trong những nhân tố là lượng thông tin mà một site mang đến cho khách ghé thăm. Về lý thuyết, càng nhiều trang web chứa nội dung trên site của bạn càng mang lại nhiều giá trị cho các khách viếng thăm của bạn. Việc liên kết bên trong các trang trong nội dung của mỗi trang cũng có tác động tích cực.

Các phương pháp để có nội dung phong phú

Site của bạn cần thêm nhiều nội dung là một nhận thức rất đúng đắn. Cũng giống như Google, các khách viếng thăm sẽ đánh giá cao điều này. Vấn đề là làm thế nào để thực hiện điều này?

Sử dụng cây thư mục trang trong hợp lý

Việc xem xét quan trọng nhất là làm thế nào để dễ dàng truy cập trang web và điều hướng trang web. Bố trí đơn giản hàng chục hoặc hàng trăm trang nằm ở vị trí đầu tiên không thể là hệ thống điều hướng rành mạch mà khách ghé thăm mong muốn ngay cả thậm chí điều này giúp cung cấp các nội dung mà bạn đang tìm kiếm. Một giải pháp là sử dụng cây thư mục hợp lý cho các trang trong. Dưới mỗi trang chính của website của bạn gồm các trang con, tập trung vào những từ khóa, chủ đề khác nhau và mang tính cụ thể hơn. Điều này sẽ cho phép bạn đạt tới số lượng lớn những từ khóa liên quan mà không tạo ra một website kém hấp dẫn.

Các chuyên mục trên website

Các chuyên mục trên website đang ngày trở nên phổ biến. Việc bao gồm chuyên mục có nhiều những bài báo hữu ích và giàu tính thông tin mang lại cho khách viếng thăm của bạn giá trị thực và một lần nữa cho phép bạn có nhiều từ khóa và thu hút nhiều khách hàng hơn.

Các blogs và đầu đề tin tức

Các blog và các mục tin tức cũng rất phổ biến và có lợi. Hiện giờ, nhiều site bao gồm cả các blog. Những trang này có thể đưa ra những câu chuyện liên quan, đề cập đến các chủ đề chuyên biệt, hoặc chỉ về những gì bạn muốn. Các công cụ tìm kiếm, gồm Google, có sự ưa thích nhất định đối với blog bởi vì họ thường nhận ra rằng phần lớn trong số này chứa đựng rất nhiều trang giàu thông tin. Các đầu đề tin tức có thể tập trung rõ nét vào website hoặc công ty của bạn hay nói chung có thể đề cập nhiều hơn vào lĩnh vực bạn đang hoạt động. Nhiều website sử dụng một blog để làm nổi bật những câu chuyện bởi tính tự nhiên và phong phú của nó.

Những lợi ích khác của các sites tập trung vào nội dung

Chúng ta biết rằng những khách truy cập của bạn sẽ đánh giá cao một site chứa đựng nội dung phong phú. Càng nhiều thông tin bạn cung cấp cho các khách truy cập, họ sẽ càng ở lâu trên site của bạn và bạn càng giành được nhiều sự tín nhiệm. Nếu bạn cung cấp cho họ những nội dung có ích, hoặc mang tính giải trí, bạn đang có cơ hội để họ mua hàng của bạn hoặc click vào các đường liên kết của bạn.

Những lưu ý quan trọng trước khi bạn bắt đầu

Có một số lưu ý bạn cần xem xét ngoài những nhân tố điều hướng và khả năng truy cập site. Điều quan trọng là đảm bảo rằng khách truy cập và các bộ máy tìm kiếm dễ dàng truy cập tất cả các trang trên website của bạn; nếu không, bạn sẽ chẳng giành được hoặc giành được rất ít lợi ích. Các site lớn hơn có cấu trúc cây thư mục phức tạp sẽ xem xét sự sử dụng sitemap để đảm bảo rằng các công cụ tìm kiếm không bỏ qua các trang web của bạn. Theo đó, bạn sẽ đảm bảo là mọi trang web được lập chỉ mục, xếp hạng và được người ta ghé thăm.

Chất lượng nội dung cũng quan trọng như số lượng.

Một lưu ý khác bạn nên để ý là chất lượng của nội dung. Bạn không chỉ nên tránh sử dụng nội dung giống nhau nhiều lần mà bạn còn đảm bảo rằng mỗi trang mang lại giá trị nào đó. Vấn đề là trong nỗ lực để tạo ra nhiều trang về một số chủ đề, đôi khi chất lượng có thể trở nên tồi tệ. Hãy nhớ rằng các con bọ tìm kiếm của Google không phải là mối quan tâm duy nhất của bạn, và hãy luôn nhớ rằng khách truy cập của bạn sẽ muốn đọc những nội dung phong phú và hữu ích.

Kết luận

Google, một bộ máy tìm kiếm lớn nhất và phổ biến nhất, được coi là bộ máy tìm kiếm quan trọng nhất. Cho nên việc giành thứ hạng đầu tiên trong các trang kết quả tìm kiếm của Google là “xương sống” của các nỗ lực SEO. Bằng việc đạt vị trí hàng đầu này, website của bạn có thể đón nhận hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn vị khách mới mỗi ngày là điều khả thi. Google yêu thích các website giàu nội dung và bằng việc bố trí cây thư mục trang, chuyên đề bài viết hoặc blog thì việc tận dụng bọ tìm kiếm của Google khi chúng ghé qua website của bạn là điều có thể.

»»  read more

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Share | Yahoo! Messenger

Tự mình quảng cáo website trên google bằng SEO


Quảng cáo trên google là một phương pháp cơ bản xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ trực tuyến. Quảng bá website là một khâu then chốt, quyết định thành bại khi xây dựng kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ trực tuyến. Quảng bá website là phương pháp xúc tiến thương mại toàn cầu không thể thiếu đối với các doanh nghiệp xuât nhập khẩu.
Nếu phân tích sâu hơn thì quảng bá website, hay marketing website, là việc nghiên cứu các phương pháp quảng cáo trực tuyến, sử dụng các công cụ, thủ thuật, và xây dựng nội dung cho website hay nói cách khác là tối ưu hóa nội dung website của bạn với với những từ khoá (keywords) đã được nghiên cứu từ trước.
1. Submit website
Một cách nhanh nhất để google biết tới website của bạn là liên kết với những website khác. Nhất là khi bạn liên kết được với những website có pagerank cao, được google update thường xuyên. Khi đó site của bạn sẽ được index trong vòng 1 tuần trở lại. Một vài search engine sẽ đánh giá cao website được list trên các directory có uy tín, điều đó giải thích tại sao việc submit site bạn vào directory là rất cần thiết. Đừng quên submit địa chỉ web của bạn tới Google.
Ngoài ra còn có rất nhiều những directory miễn phí để bạn submit như:
- Yahoo (phí $299/năm)
- DMOZ miễn phí
- Jayde B2B miễn phí
- GoGuides miễn phí
- Zeal miễn phí.
2. Tạo sitemap
Sitemap là 1 file giúp spider có thể biết được trang web của bạn bao gồm những mục nào.
Sitemap bắt buộc phải có:

* Bắt đầu với
tag và kết thúc với tag.
* Bao gồm 1
cho từng đường link.
* Bao gồm 1
cho từng tag.

Hiện nay hầu hết các spider đều tuân theo chuẩn của Google sitemap

Hiện nay có nhiều mã nguồn hỗ trợ tạo sitemap tự động, bạn có thể tham khảo công cụ tạo sitemap.

Sau khi tạo xong sitemap. Bạn cần tạo 1 tài khoản tại
http://google.com/webmaster và add site map vào đó.
3. Tối ưu hóa website
Kiểm tra lại mã html của bạn đã được validate chưa tại validitor.w3.org
Sau đó kiểm tra nội dung đã chứa những từ khóa quan trọng đối với trang web của bạn chưa. Nên nhớ tiêu đề bài viết nên có chứa những từ khóa sẽ rất quan trọng cho việc từ khóa đó có rank bao nhiêu.
4. Tránh sử dụng file Flash
Hầu hết các spider như google hay yahoo hiện nay đều không thể crawl được nội dung của file Flash. Chính vì vậy bạn nên tránh dùng Flash để hiển thị nội dung của website. Nhất là việc sử dụng flash làm menu cũng ảnh hưởng lớn đến việc crawl của Spider. Ngoài ra nếu người truy cập không cài flash hoặc block file flash thì họ sẽ không thể truy cập đến trang khác.
Nếu bạn sử dụng file flash làm intro cho trang chủ thì nên đặt 1 đoạn mã html có nội dung click here và dẫn đến trang main. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng thẻ hoặc

»»  read more

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Share | Yahoo! Messenger

Zynga: Điểm khởi đầu của Google Games?


Trang Techcrunch cho biết Google đã bí mật đầu tư từ 100 đến 200 triệu USD vào Zynga - công ty dẫn đầu về trò chơi cho mạng xã hội. Zynga đã nhận được khoảng đầu tư khoảng nửa tỉ USD chỉ riêng từ các quỹ đầu tư mạo hiểm trong vòng 1 năm.

Phần đầu tư của thương vụ này đã hoàn tất cách đây hơn một tháng. Mối quan hệ đối tác chiếc lược của 2 bên vẫn còn đang trong quá trình phát triển.

Thương vụ này được chính Google đầu tư chứ không phải do Google Ventures, và đó là một thỏa thuận chiến lược cao. Zynga sẽ là cột mốc cho Google Games, sẽ được khai trương trong năm nay. Zynga không chỉ mang đến cho Google Games một nền tảng vững chắc để xây dựng trò chơi trên mạng xã hội, nó còn cung cấp cho Google điểm bắt đầu của các mối liên hệ khi người dùng đăng nhập vào Google để chơi game.

Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu PayPal bị thay thế bởi Google Checkout để thanh toán trực tuyến. Zynga được xem là khác hàng đơn lẻ lớn nhất của PayPal, và Google luôn tìm mọi cách để Google Checkout trở nên phổ biến hơn.

Nguồn tin trên còn nói rằng doanh thu nửa đầu năm 2010 của Zynga sẽ đạt mức 350 triệu USD - con số tuyệt vời khi một nửa số đó là lợi nhuận. Zynga đang hướng tới viễn cảnh đạt mốc doanh thu 1 tỉ USD vào năm 2011, vượt xa kì vọng của giới đầu tư.

Zynga tiếp tục làm việc với những thương vụ phát triển kinh doanh chiến lược. Lí do khiến các thương vụ như vậy thật hấp dẫn với các công ty như Yahoo, Google là bởi vì Zynga cho phép họ nhanh chống xây dựng lại các mối liên hệ xã hội mà hiện giờ Facebook đang nắm giữ. Với lí do nào đó, mọi người đều ham chơi. Khi họ đã nghiện, họ sẽ trở lại vào ngày hôm sau. Đó là lí do giúp cho Facebook lớn mạnh được như ngày hôm nay.

»»  read more

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Share | Yahoo! Messenger

Quảng cáo trên Google: Xây dựng nội dung tốt để có thứ hạng cao


Tuân thủ các chỉ dẫn Webmaster sẽ giúp Google tìm kiếm, lập chỉ mục và xếp hạng website của bạn. Thậm chí, nếu bạn không ứng dụng bất kể gợi ý dưới đây thì Google vẫn kiến nghị bạn nên quan tâm nhiều đến “Chỉ dẫn chất lượng”. Chỉ dẫn chất lượng chỉ ra các thủ thuật không hợp lệ mà có thể khiến cho Website của bạn bị loại bỏ khỏi chỉ mục của Google hoặc các hình thức phạt khác. Nếu Website của bạn bị phạt, thì nó sẽ không còn xuất hiện trên trang kết quả của Google.com và các trang đối tác khác của Google.

Khi site của bạn đã sẵn sàng

  • Có các liên kết tin cậy từ Website khác trỏ đến trang của bạn;
  • Đăng ký Website của bạn với Google tại địa chỉ : http://www.google.com/addurl.html;
  • Đăng ký Sitemap XML trong phần Google Webmaster Tools. Google sử dụng Sitemap XML của bạn để tìm hiểu cấu trúc website của bạn và để tăng tốc độ tiếp cận các trang web của bạn;
  • Đảm bảo rằng tất cả các site quan tâm đến các trang site của bạn đều biết rằng Website của bạn đã online;
  • Đăng ký Website của bạn đến các danh bạ Web liên quan như Open Directory Project và Yahoo!, cũng như các site chuyên ngành khác.

Chỉ dẫn thiết kế và nội dung

  • Tạo site với cấu trúc rõ ràng và liên kết bằng ký tự truyền thống (text link khác với liên kết ảnh, javascripts hay bằng Flash). Mọi trang nên có thể truy cập qua ít nhất một liên kết ký tự tĩnh;
  • Cung cấp một trang sitemap HTML (sơ đồ Website) đến người dùng thường trỏ đến những phần quan trọng của site. Nếu sơ đồ Website chứa hơn 100 đường liên kết, bạn nên chia nó thành nhiều trang riêng biệt;
  • Tạo website hữu ích, giàu thông tin. Hãy viết các trang rõ ràng và miêu tả chính xác nội dung;
  • Nghĩ về các từ khoá mà người dùng sẽ gõ vào để tìm trang web của bạn, và đảm bảo các từ đó xuất hiện trong trang web;
  • Cố gắng sử dụng từ ngữ thay cho hình ảnh để hiện thị các tên, nội dung hay liên kết quan trọng. Bọ tìm kiếm Google không thể nhận dạng nội dung văn bản chứa trong hình ảnh;
  • Đảm bảo rằng thẻ TITLE và thuộc tính ALT cung cấp thông tin miêu tả chinh xác;
  • Kiểm tra các liên kết hỏng và chỉnh sửa mã nguồn HTML;
  • Nếu bạn sử dụng các trang Web động (đó là, địa chỉ URL chứa đựng dấu “?”), bạn phải biết rằng không phải các máy tìm kiếm nào cũng sẽ đánh chỉ số tốt các Website động như chúng làm được với các Website tĩnh. Trong trường hợp này bạn nên đặt tên các tham số ngắn gọn và giới hạn số lượng của chúng;
  • Đặt một số lượng đường liên kết hợp lý trên mỗi trang (ít hơn 100 liên kết).

Chỉ dẫn công nghệ

  • Sử dụng trình duyệt văn bản (Text Browser khác với các trình duyệt đồ họa) như Lynx, để kiểm thẩm định site của bạn bởi hầu hết các bọ tìm kiếm nhìn thấy site của bạn giống như Lynx. Nếu các ứng dụng đặc biệt như như javascript, cookies, session IDs, frame, DHTML, hoặc Flash khiến cho bạn không thể hiển thị nội dung toàn website của bạn trong tình duyệt văn bản này thì chắc chắn các bọ tìm kiếm sẽ gặp vấn đề trong việc quyét site của bạn.
  • Cho phép các bọ tìm kiếm truy quyét site của bạn mà không phải sử dụng session IDs hoặc tham biến theo dõi đường truy cập của các con bọ trên Website. Những công nghệ này hữu dụng cho việc theo dõi thói quen sử dụng của người dùng thường, còn cơ chế hoạt động của các bọ tìm kiếm thì lại hoàn toàn khác. Sử dụng các kỹ thuật trên có thể khiến Website của bạn không được đánh chỉ số hoàn toàn bởi bọ tìm kiếm không có khả năng tự loại bỏ các tham số khiến các đường dẫn URLs khác nhau nhưng lại trỏ về cùng một trang.
  • Đảm bảo rằng máy chủ web hỗ trợ tính năng If-Modified-Since HTTP header. Tính năng này cho phép máy chủ web của bạn nói với Google liệu nội dung của bạn đã thay đổi chưa kể từ lần cuối cùng Google quét site của bạn. Hỗ trợ tính năng này giúp tiết kiệm băng thông và tránh gây quá tải máy chủ.
  • Sử dụng tệp tin loại trừ robots.txt trên site của bạn. Tệp tin này cho máy dò tìm biết thư mục nào được hoặc không được phép quyét tìm. Chắc rằng tệp tin loạii trừ hiện tại trên website của bạn không bị sử dụng sai, vô tình chặn các bọ tìm kiếm Googlebot. Bạn có thể kiểm tra tệp tin robots.txt của bạn để chắc rằng bạn sử dụng đúng với công cụ phân tích robots.txt tại Google Webmaster Tools ;
  • Nếu bạn sử dụng một hệ thống quản trị nội dung CMS, hãy chắc rằng hệ thống có thể xuất nội dung sao cho bọ tìm kiếm có thể quét site của bạn.
  • Hãy sử dụng tệp tin loại trừ robots.txt để ngăn việc đánh chỉ số các trang kết quả tìm kiếm hoặc các trang tự tạo nội dung mà không có giá trị cho người dùng đến từ các máy tìm kiếm.

Chỉ dẫn chất lượng

Những chỉ dẫn chất lượng sẽ đề cập dưới đây chỉ gồm hình thức miêu tả hoặc thực hành chung nhất, nhưng Google có thể có phản ứng chống lại những vận dụng không hợp lệ dù không được liệt kê ở đây (ví dụ, việc lừa dối người dùng đăng ký nhầm vào các website giả mạo trang nổi tiếng do gõ nhầm). Sẽ không thận trọng nếu viện cớ điều đó chỉ bởi vì một kỹ thuật gian trá nào đó không được trích trong chỉ dẫn này. Google phê chuẩn chỉ dẫn này. Quản trị Website sử dụng năng lực của họ tuân theo các qui tắc cơ bản sẽ cung cấp nhiều kinh nghiệm hơn cho người dùng và kết cục sẽ xếp thứ hạng cao hơn những người chỉ dùng thời gian của mình vào việc dò tìm các lỗ hổng để khai thác.

Nếu bạn tin rằng một trang web nào khác lạm dụng chỉ dẫn chất lượng của Google, hãy thông báo tại Google’s Spam Report. Google ưu tiên phát triển các giải pháp bền vững và tự động cho các vấn đề bạn vừa thông báo nên Google sẽ nỗ lực giảm các xử lý thủ công trong cuộc chiến chống spam.

Các chỉ dẫn chất lượng cơ bản

  • Tạo trang web vì người dùng thường, không phải cho các máy tìm kiếm. Đừng làm thất vọng người dùng hoặc hiển một nội dung cho máy tìm kiếm khác với nội dung hiển thị cho người dùng, kỹ xảo này được biết đến dưới tên gọi là “cloaking” (che đậy);
  • Tránh các tiểu xảo nhằm tăng thứ hạng trên máy tìm kiếm. Một câu hỏi kiểm tra có ích là “Điều này giúp người dùng không ? Liệu tôi phải làm gì nếu như máy tìm kiếm không tồn tại “;
  • Không tham gia vào các chương trình trao đổi liên kết để tăng thứ hạng hay chỉ số PageRank site của bạn. Đặc biệt, tránh liên kết đến site spam hoặc tới “những người láng giềng tồi” bởi thứ hạng của chính website của bạn sẽ bị ảnh hưởng ngược lại từ các liên kết này;
  • Không sử dụng các chương trình máy tính để đăng ký trang, kiểm tra thứ hạng, v.v. Những chương trình này hao tốn tài nguôn và vi phạm điều khoản sử dụng. Google không khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm như WebPosition Gold gửi truy vấn tự động và lập trình tới Google.

Chỉ dẫn chất lượng đặc biệt

  • Tránh sử dụng nội dung ẩn hay liên kết ẩn;
  • Không sử dụng kỹ thuật che đậy cloaking hay chuyển hướng sneaky;
  • Không gửi các truy vấn tự động tới Google;
  • Không tạo trang với các từ khóa không liên quan tới nội dung;
  • Không tạo các nhiều trang, các tên miền con hay tên miền với nội dung trùng lặp;
  • Không tạo trang với các mã độc ví dụ như lừa đảo phishing hay cài đặt virus, trojans hay gián điệp;
  • Tránh tạo các trang sau, trang chỉ cho máy timf kiếm hoặc các chương trình liên kết ít hoặc không có nội dung độc đáo; Nếu bạn tham gia vào một chương trình liên kết, hãy đảm bảo rằng trang của bạn tăng thêm giá trí. Cung cấp nội dung độc nhất và có liên quan sao cho người dùng có lý do quay lại ghé thăm trang.

Nếu bạn thấy rằng website của bạn không đáp ứng các chỉ dẫn trên, hãy sử đổi lại sao cho thỏa mãn các tiêu chí trên sau đó bạn có thể gửi yêu cầu xem xét lại website với Google

»»  read more

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Share | Yahoo! Messenger

Quảng cáo trên Google Adwords có chi phí bao nhiêu?

Quảng cáo trên Google Adwords là giải pháp linh hoạt, nhắm đúng đối tượng khách hàng và tiết kiệm chi phí so với các loại hình quảng cáo như truyền hình, báo giấy,.... Tuy nhiên, trước khi quảng cáo, bạn cũng nên biết chi phí cho nó như nào, bài viết này cung cấp thông tin cơ bản cho bạn.

Hãy sử dụngTrình tìm Phí Tài khoản và Tuỳ chọn Thanh toán để tìm hiểu về chi phí và các tuỳ chọn thanh toán của AdWords. Sau khi bạn chọn loại tiền tệ và địa điểm của bạn, chúng tôi sẽ cho bạn thấy chính xáccác yêu cầu chi tiêu bạn có thể mong đợi từ chúng tôi (không có nhiều yêu cầu) và các tuỳ chọn thanh toán bạn sẽ có. Bạn sẽ thấy rằng bạn có thể chi tiêu khá nhiều hoặc khá ít hơn số tiền bạn muốn.

Đây là một số điều cơ bản cần tính đến khi đánh giá chi phí chiến dịch AdWords của bạn.

Đặt ngân sách của bạn

· Không có yêu cầu chi tiêu tối thiểu--chỉ có một khoản phí kích hoạt danh nghĩa, tính một lần.
· Bạn đặt giới hạn cho số tiền bạn sẵn sàng chi tiêu mỗi ngày.
· Bạn chỉ định số tiền bạn sẵn sàng trả cho mỗi nhấp chuột hoặc mỗi nghìn hiển thị.

Chỉ trả tiền cho kết quả

Hãy chọn để chỉ trả tiền cho các nhấp chuột lên quảng cáo của bạn (với chào giá loại giá mỗi nhấp chuột) hoặc chỉ trả tiền cho các hiển thị quảng cáo của bạn nhận được (với chào giá loại giá mỗi nghìn hiển thị).

Tránh phỏng đoán
SỬ dụng Công cụ Từ khoá để thăm dò lưu lượng truy cập của từ khoá và đưa ra những quyết định am hiểu về việc chọn từ khoá và tối đa hoá ngân sách của bạn.

Sau khi bạn đặt khuôn khổ cho chi phí và bắt đầu chiến dịch, bạn biết rằng bạn sẽ luôn ở trong phạm vi ngân sách của bạn. Từ đây, bạn có thể truy cập tài khoản của bạn bất kỳ lúc nào để điều chỉnh văn bản quảng cáo, từ khoá, vị trí, cài đặt chiến dịch, chào giá loạigiá mỗi nhấp chuột(CPC), vàngân sách hàng ngàyđể chắc chắn bạn thu được kết quả tốt nhất.

»»  read more

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Share | Yahoo! Messenger

Mẫu kế hoạch Marketing

Mẫu kế hoạch marketing này rất bổ ích, rất chi tiết. Có 2 file: Lập kế hoạch marketing trong 1 ngày, và kế hoạch marketing chi tiết.

Link:

- Lập kế hoạch marketing chỉ trong 1 ngày

- Kế hoạch marketing chi tiết (pass: webcaohoc.com)

http://chungcuvp6linhdam-hoangmai.blogspot.com/
»»  read more

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Share | Yahoo! Messenger

Quảng cáo trên Google bằng SEO

Quảng cáo trên google bằng SEO là một trong những kênh đang được nhiều doanh nghiệp ưa chọn và thực tế đã chứng minh phương pháp này mang lại hiệu quả rất cao khi doanh nghiệp bỏ tiền ra đầu tư.

Để giúp mọi người hiểu hơn & học cách làm SEO, mình có bộ tài liệu này chia sẻ cùng mọi người. Bộ tài liệu này do chính Google đưa ra. Mình thấy rất bổ ích.

Link:

1. SEO - Tối ưu hóa

- Hướng dẫn Seo cho website (do google xuất bản)

- Sổ tay về SEO Version 1.o (Mr. Trần Lê Đồng - thuvienwebmaster viết)

- Sổ tay về SEO Version 2.o (Mr. Trần Lê Đồng - thuvienwebmaster viết)

2. Google Adsense

- Adsense toàn tập

3. Google Adwords


Các bạn cần tài liệu gì, xin để lại comments, mình sẽ đưa lên.

5. Google Earth


»»  read more

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Share | Yahoo! Messenger

Quảng cáo trên Google được xếp hạng như thế nào?



Quảng cáo trên Google có 2 hình thức: SEO (tối ưu hóa) và Adwords (quảng cáo trả tiền theo click). Bài viết này cung cấp thông tin cho độc giả về các cách thức quảng cáo của bạn được xếp hạng đối với Google Adwords, về SEO sẽ được viết trong 1 bài khác.


Quảng cáo được đặt trên các trang tìm kiếm và trang nội dung dựa trên Xếp hạng Quảng cáo của chúng. Quảng cáo có Xếp hạng Quảng cáo cao nhất sẽ xuất hiện ở vị trí đầu tiên và tiếp tục giảm dần xuống dưới trang.


Công thức Xếp hạng Quảng cáo


Tiêu chí xác định Xếp hạng Quảng cáo trên Google khác nhau cho các quảng cáo được nhắm mục tiêu theo từ khoá tuỳ thuộc vào việc chúng có xuất hiện trên Google và mạng tìm kiếm hoặc trên mạng nội dung hay không. Còn có một bộ tiêu chí thứ ba xác định liệu quảng cáo được nhắm mục tiêu theo vị trí có hiển thị trên một trang nội dung nhất định hay không. Hãy nhấp vào các liên kết bên dưới để xem công thức Xếp hạng Quảng cáo cho mỗi trường hợp.

Quảng cáo được nhắm mục tiêu theo từ khoá trên Google và trên các đối tác tìm kiếm

Quảng cáo được nhắm mục tiêu theo từ khoá được xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm dựa trên giá thầu giá tối đa mỗi nhấp chuột (CPC) và Điểm Chất lượng của từ khoá phù hợp. Lưu ý rằng một số đối tác tìm kiếm có bố cục trang khác với Google.


Xếp hạng Quảng cáo = giá thầu CPC × Điểm Chất lượng


Điểm Chất lượng dành cho Xếp hạng Quảng cáo trên Google và trên các đối tác tìm kiếm được xác định bởi:

o Tỷ lệ nhấp (CTR) lịch sử của từ khoá và quảng cáo phù hợp trên trang web. Đối với Google, chỉ hiệu suất lịch sử trên Google mới được xem xét. Đối với các đối tác tìm kiếm, hiệu suất trên đối tác tìm kiếm cụ thể được sử dụng, cùng với cách quảng cáo hoạt động trên toàn bộ mạng tìm kiếm.

o Lịch sử tài khoản, được đo bằng CTR của tất cả các quảng cáo và từ khoá trong tài khoản của bạn

o CTR lịch sử của URL hiển thị trong nhóm quảng cáo

o Mức độ liên quan của từ khoá với các quảng cáo trong nhóm quảng cáo của từ khoá đó

o Mức độ liên quan của từ khoá và quảng cáo phù hợp với truy vấn tìm kiếm

o Hiệu suất tài khoản của bạn trong khu vực địa lý nơi quảng cáo sẽ được hiển thị

o Các yếu tố có liên quan khác

Lưu ý về việc xuất hiện bên trên kết quả tìm kiếm:


Tối đa ba quảng cáo AdWords đủ điều kiện để xuất hiện bên trên kết quả tìm kiếm (tương phản với bên cạnh). Chỉ những quảng cáo vượt qua ngưỡng Điểm Chất lượng và giá thầu CPC nhất định mới có thể xuất hiện trong những vị trí này. Nếu ba quảng cáo được xếp hạng cao nhất có thể vượt qua tất cả các ngưỡng này, khi đó những quảng cáo này sẽ xuất hiện theo thứ tự bên trên kết quả tìm kiếm. Nếu một hoặc nhiều quảng cáo trong số những quảng cáo này không đáp ứng được các ngưỡng, khi đó quảng cáo được xếp hạng cao nhất tiếp theo sẽ được phép hiển thị bên trên kết quả tìm kiếm.


Ngưỡng giá thầu CPC được xác định bởi Điểm Chất lượng của từ khoá phù hợp; Điểm Chất lượng càng cao thì ngưỡng CPC càng thấp. Điều này đảm bảo rằng chất lượng thậm chí đóng vai trò quan trọng hơn trong việc xác định các quảng cáo sẽ hiển thị bên trên kết quả tìm kiếm.


Quảng cáo được nhắm mục tiêu theo từ khoá trên mạng nội dung


Vị trí của quảng cáo được nhắm mục tiêu theo từ khoá trên trang nội dung dựa vào giá thầu nội dung và Điểm Chất lượng của nhóm quảng cáo. Nếu bạn không đặt giá thầu nội dung, chúng tôi sẽ đặt giá thầu tự động bằng cách sử dụng mức trung bình của tất cả các CPC cấp từ khoá của nhóm quảng cáo của bạn.

Xếp hạng Quảng cáo = giá thầu nội dung × Điểm Chất lượng

Điểm Chất lượng có liên quan đến Xếp hạng Quảng cáo trên mạng nội dung được xác định bởi:

o Hiệu suất trong quá khứ của quảng cáo trên trang web được đề cập, cũng như trên các trang web tương tự

o Mức độ liên quan của các quảng cáo và từ khoá trong nhóm quảng cáo với trang web

o Chất lượng trang đích của bạn

o Các yếu tố có liên quan khác

Quảng cáo được nhắm mục tiêu theo vị trí trên mạng nội dung


Nếu quảng cáo được nhắm mục tiêu theo vị trí giành được vị trí trên một trang nội dung, thì quảng cáo đó sẽ sử dụng hết tất cả không gian quảng cáo có sẵn để không quảng cáo nào khác có thể hiển thị trên trang đó. (Các trang nội dung nhất định có thể có nhiều khối không gian dành riêng cho quảng cáo AdWords. Trong những trường hợp đó, một quảng cáo được nhắm mục tiêu theo vị trí duy nhất hoặc nhiều quảng cáo được nhắm mục tiêu theo từ khoá có thể chiếm mỗi khối.)


Để xác định xem quảng cáo được nhắm mục tiêu theo vị trí của bạn có hiển thị hay không, hệ thống của chúng tôi sẽ xem xét giá thầu mà bạn đã đặt cho nhóm quảng cáo đó hoặc cho vị trí đặt riêng lẻ, cùng với Điểm Chất lượng của nhóm quảng cáo.


Xếp hạng Quảng cáo = giá thầu × Điểm Chất lượng


Điểm Chất lượng để xác định liệu quảng cáo được nhắm mục tiêu theo vị trí có xuất hiện trên một trang web cụ thể hay không tuỳ thuộc vào tuỳ chọn đặt giá thầu của chiến dịch. Nếu chiến dịch sử dụng tính năng đặt giá thầu giá mỗi nghìn lần hiển thị (CPM), thì Điểm Chất lượng được dựa trên:

o Chất lượng trang đích của bạn

Nếu chiến dịch sử dụng tính năng đặt giá thầu giá mỗi nhấp chuột (CPC), thì Điểm Chất lượng được dựa trên:

o CTR lịch sử của quảng cáo trên trang web này và trên các trang web tương tự

o Chất lượng trang đích của bạn

Cải thiện xếp hạng của bạn


Quảng cáo của bạn sẽ giành được vị trí cao hơn khi từ khoá và văn bản quảng cáo có liên quan, CTR mạnh trên Google và giá thầu CPC cao. Bởi vì hệ thống xếp hạng này thưởng cho các quảng cáo có liên quan và quảng cáo được nhắm mục tiêu tốt, nên bạn không thể có được vị trí hàng đầu như bạn có thể trong hệ thống xếp hạng chỉ dựa vào giá. Ngoài ra, Công cụ chiết khấu của AdWords sẽ giám sát việc cạnh tranh của bạn và tự động giảm CPC thực tế để bạn chỉ trả mức giá thấp nhất có thể cho vị trí của quảng cáo trên trang đó.


Dưới đây là một số tài nguyên để cải thiện Điểm Chất lượng và xếp hạng quảng cáo của bạn:

o Mẹo Tối ưu hoá: Truy cập vào trang Mẹo Tối ưu hoá của chúng tôi để tìm hiểu thêm về việc tối ưu hoá tài khoản, bao gồm cách tối đa hoá hiệu suất cho quảng cáo được nhắm mục tiêu theo từ khoá và cải thiện vị trí của quảng cáo mà không phải tăng giá thầu của bạn.

o Công cụ ước tính Lưu lượng truy cập: Sử dụng Công cụ ước tính Lưu lượng truy cập của chúng tôi để xem việc thay đổi giá thầu CPC có thể ảnh hưởng như thế nào đến vị trí quảng cáo của các từ khoá của bạn trên Google và trên mạng tìm kiếm.

o Giá thầu Nội dung: Sử dụng giá thầu nội dung để kiểm soát vị trí quảng cáo của bạn trên mạng nội dung tốt hơn.

»»  read more

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Share | Yahoo! Messenger

Suy nghĩ giống Google để web lên trang 1

Quảng cáo trên Google Adwords, nếu bạn không tự làm được, thì việc quan trọng là phải tìm được đại lý Google thật tin cậy, và SEO cũng như vậy. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm hiểu để thực hiện SEO cho website của mình để lên top 1 trang 1 google, thì bài viết dưới đây phần nào giúp bạn điều đó, hãy tham khảo một số quy tắc này:


1. Ngôn ngữ Google.


Do Google có thể biết tất cả các ngôn ngữ, từ ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết cho đến ngôn ngữ lập trình, nên có người cho rằng Google có thể crawl được bất cứ ngôn ngữ nào, thậm chí là các Flash hay JavaScript. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác, bởi vì Google crawl đến trang của bạn không có nghĩa là Website của bạn sẽ tạo được ưu thế trên trang tìm kiếm của Google. Bạn thử hình dung, một trang có URL động (có nhiều “?” và “=”) như “showthread.php?t=12345678” và một trang có đường dẫn dạng HTML như “suy-nghi-giong-google.htm”, Google sẽ dễ dàng hiểu URL nào hơn. Cũng như con người, tất nhiên Google sẽ hiểu đường dẫn thứ 2 hơn.


2. Sử dụng Google sitemaps.


Sử dụng Sitemaps sẽ đặc biệt hữu ích nếu trang Web của bạn có một số nội dung mà một Search Engine không thể navigate, có thể bao gồm Flash, AJAX, hay JavaScript. Hãy nhớ rằng, hiện nay không chỉ Google sử dụng Sitemaps, mà MSN, Yahoo và Ask.com cũng sử dụng các giao thức tương tự cho Sitemaps. Đây là một cách giúp trang Web của bạn được index bởi các công cụ tìm kiếm.


Nếu bạn muốn sử dụng tốt Sitemaps, bạn phải ghi nhớ một số điều sau: chúng phải là những file XML, hạn chế đến 50.000 URLs và 10 Mb trên một Sitemap, có thể sử dụng nhiều file sitemaps, sử dụng một file Sitemap index, có thể nén Sitemap bằng gzip để giảm băng thông.


3. Thẻ meta “Description”.


Thực ra, thẻ Meta Description không phải là yếu tố chính để Google đưa bạn lên top trên trang kết quả của nó, nhưng nó sẽ giúp miêu tả khái quát trang của bạn trên SERPs. Nói cách khác, những được xem bởi những người lướt Web khi họ thực hiện một lệnh tìm kiếm và quyết định chọn link nào để click vào.
Một thẻ Meta Description thường có dạng:

META NAME=”Description” CONTENT=”informative description here”


Google rất “quan tâm” đến thẻ Meta Description bởi vì nó muốn những snippet (đoạn trích ngắn) phải thể hiện chính xác trên trang kết quả. Khi thẻ này giúp người đọc hiểu rõ về nội dung của trang Web, Google sẽ “ưu tiên” sử dụng thẻ Meta Description. Hãy nhớ rằng, thẻ Meta Description không bao gồm những chuỗi từ khóa dài, chỉ nên sử dụng những từ khóa ngắn gọn. Một thẻ Meta Description tốt sẽ cho người đọc biết nội dung tổng quát của trang đó là gì, và những gì họ có thể thu được từ trang đó. Ví dụ, một Meta Description của trang Google Video là “Search and browse all kinds of videos, hosted on sites all over the web, including Google, YouTube, MySpace, MetaCafe, GoFish, Vimeo, Biku, and Yahoo Video.”. Bạn phải đảm bảo rằng, trên mỗi trang trong Website của bạn phải chứa những thẻ Meta Description có nội dung khác nhau. Một thẻ Meta Description được viết tốt sẽ không phải là một câu hoàn chỉnh, mà nó chỉ liệt kê các thông tin liên quan đến trang đó. Bạn cũng nên tránh lặp lại các từ khóa, hay keyword stuffing. Sau đây là ví dụ về một thẻ Meta Description tốt để quảng cáo quyển sách Harry Potter 7.


META NAME=”Description” CONTENT=”Author: J. K. Rowling, Illustrator: Mary GrandPré, Category: Books, Price: $17.99, Length: 784 pages”


Bạn biết vì sao nó tốt không? Nó không có các từ khóa lặp lại, cũng không có quá nhiều thông tin, mọi thừ đều được tag rõ ràng và phân biệt.

4. Content is King Online.


Tôi muốn để nguyên từ “Content is King Online” bởi vì đối với giới Webmaster nói chung và đặc biệt là các SEOer nói riêng, đó là một từ quá quen thuộc. Site nào có nội dung phong phú, chất lượng, hấp dẫn được người đọc sẽ được ưu tiên hơn, đó là điều hiển nhiên. Bạn nên cập nhật thông tin và nội dung của site thường xuyên.

»»  read more

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Share | Yahoo! Messenger

Mọi yêu cầu tư vấn, xin liên hệ:

Dương Thúy Hoa
Công ty CP Hiện Đại Hóa
Mobile: 0988.161.139
Email: duonghoa@hiendaihoa.com
Nick Yahoo: hiendaihoa4
--------------------------------
Hân hạnh được tư vấn và hợp tác với quý khách!
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

LỜI HAY - Ý ĐẸP

  1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
  2. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
  3. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
  4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị
  5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
  6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
  7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti
  8. Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã
  9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
  10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ, trí tuệ
  11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
  12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung
  13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
  14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí

Tìm kiếm